in Tin tức

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NĂM 2015 09-04-2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NĂM 2015
09-04-2015

Thông báo tuyển sinh Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp năm 2015

 

 

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Số:  192 /TB-HVANH

Thừa Thiên Huế, ngày  07  tháng  4   năm 2015

 

THÔNG BÁO

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NĂM 2015

 

– Căn cứ Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy;

– Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BGDĐT ngày 11/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp;

– Căn cứ Thông tư số 15/2011/TT-BGDĐT ngày 09/4/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Căn cứ Công văn số 510/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 02/02/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án tự chủ tuyển sinh Đại học hệ chính quy của Học viện Âm nhạc Huế;

– Căn cứ Biên bản Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh lần I năm 2015 số 113/BB-HVANH ngày 06/3/2015 của Học viện Âm nhạc Huế,

 Học viện Âm nhạc Huế thông báo tuyển sinh vào các bậc học năm 2015 như sau:

I. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH NĂM 2015:

NGÀNH ĐÀO TẠO

CHỈ TIÊU

1- Đại học chính quy 4 năm các ngành:

Âm nhạc học, Sáng tác âm nhạc, Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống.

120

2 – Đại học Sư phạm âm nhạc chính quy 4 năm                                

80

3 – Các loại hình đào tạo đại học khác:          

Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học – Hệ chính quy (thời gian đào tạo: 1,5 năm);

Liên thông từ Trung cấp lên Đại học- Hệ VLVH (thời gian đào tạo: 2,5 năm), Cao đẳng lên Đại học – Hệ VLVH (thời gian đào tạo: 2 năm);

Vừa làm Vừa học (thời gian đào tạo: 4,5 năm);

– Văn bằng hai – Hệ chính quy (Tốt nghiệp ĐH âm nhạc; thời gian đào tạo: 2 năm).

 

100

300

 

200

50

4 – Trung cấp chuyên nghiệp 4, 6, 7 và 9 năm           

150

 

II. BẬC ĐẠI HỌC – HỆ CHÍNH QUY 4 NĂM

1. Tuyển các ngành, chuyên ngành:

– Ngành Âm nhạc học: Lý luận âm nhạc, Phê bình âm nhạc, Âm nhạc dân tộc học.

Mã ngành: 52210201

 

– Ngành Sáng tác âm nhạc

Mã ngành: 52210203

– Ngành Thanh nhạc:

+ Thính phòng – Dân gian

+ Hát nhạc nhẹ

Mã ngành: 52210205

– Ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây:

+ Đàn Phím: Piano, Guitare.

+ Đàn Dây: Violon, Viola, Violoncelle, Contrebasse.

+ Kèn: Flute, Clarinette, Basson, Trompette.

+ Đào tạo loại hình nhạc nhẹ các chuyên ngành: Guitare, Bộ gõ, Trompette, Saxophone, Piano.

Mã ngành: 52210207

– Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống:

+ Nhạc cụ truyền thống: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Đàn Tam thập lục, Sáo trúc.

+ Âm nhạc Di sản: Nhã nhạc (Đàn Tam, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Trống chiến, Kèn bóp); Đàn – Ca Huế (Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Ca Huế); Đàn – Hát Dân ca Việt Nam.

Mã ngành: 52210210

 

– Ngành Sư phạm Âm nhạc

Mã ngành: 52140221

2. Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ dự thi:

– Thời gian: Từ ngày 08/4 đến hết ngày 06/6/2015 (tính theo dấu bưu điện); đến hết ngày 12/6/2015 (nộp trực tiếp tại Học viện).

– Địa điểm: Nộp tại Phòng Đào tạo – Học viện Âm nhạc Huế – Số 01 Lê Lợi, TP.Huế; Điện

thoại: (054) 3898 490

3. Thời gian và địa điểm thi tuyển:

– Thời gian: Từ ngày 03 đến 07 tháng 8 năm 2015.

– Địa điểm: Học viện Âm nhạc Huế, Số 01 Lê Lợi, Thành phố Huế.

4. Thủ tục hồ sơ đăng ký dự thi, xét tuyển thẳng:

            Hồ sơ thí sinh cần nộp:

            4.1. Hồ sơ theo mẫu của Học viện Âm nhạc Huế (mẫu hồ sơ ĐKDT đăng tải ở trang Web của Học viện Âm nhạc Huế https://www.hocvienamnhachue.vn)

            4.2. Ba ảnh cỡ 3×4 (ảnh chụp không quá 6 tháng), sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh.

            4.3. Bản sao học bạ cấp III hoặc giấy chứng nhận điểm môn văn lớp 12; Bằng tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT, hoặc bằng Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học nghề, Cao đẳng âm nhạc. Nếu thí sinh đang học lớp 12 trong năm 2015 phải nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bản sao Học bạ cấp III cho Phòng Đào tạo – Học viện Âm nhạc Huế chậm nhất là ngày 03/8/2015 (tất cả các loại giấy tờ trên đều phải công chứng).

            4.4. Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

            4.5. 03 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

            ◙ Xét tuyển thẳng vào Bậc Đại học – Hệ chính quy 4 năm:

            – Học viện Âm nhạc Huế chỉ xét tuyển thẳng trong trường hợp thí sinh đạt giải (cá nhân) trong các kỳ thi âm nhạc chuyên nghiệp cấp quốc gia, quốc tế (Bằng chứng nhận hoặc giấy chứng nhận) đúng chuyên ngành dự thi tại Học viện và thời gian đạt giải không quá 4 năm tính đến thời điểm dự tuyển.

            – Điểm môn Ngữ văn đạt từ 5 điểm trở lên.

            – Hội đồng tuyển sinh có thể kiểm tra bổ sung (tùy theo đối tượng).

– Thí sinh xét tuyển thẳng nộp hồ sơ như thí sinh dự thi, kèm thêm bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận hoặc bằng khen liên quan đến ngành xét tuyển.

            * Lưu ý:

            – Thí sinh cần ghi rõ môn thi, mã ngành, khu vực, đối tượng, địa chỉ liên hệ, điện thoại,… vào hồ sơ đăng ký dự thi.

– Thí sinh nộp Hồ sơ ĐKDT trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh gửi về Phòng Đào tạo, Học viện Âm nhạc Huế – số 01 Lê Lợi, TP. Huế.

5. Điều kiện dự thi:

5.1. Độ tuổi: Từ 18 đến 40 tuổi.        

            5.2. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương.

            5.3. Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT hoặc TCCN.

6. Nội dung thi và xét tuyển vào Bậc Đại học – Hệ chính quy 4 năm:

▪ XÉT TUYỂN MÔN NGỮ VĂN:

Xét tuyển dựa vào điểm tổng kết môn Ngữ văn lớp 12 Trung học phổ thông.

▪ MÔN THI CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH:

 Ghi âm và Xướng âm (Trình độ tương đương năm cuối của bậc Trung cấp âm nhạc).

▪ THI CHUYÊN NGÀNH:

6.1. Chuyên ngành Lý luận Âm nhạc:

            – Viết Tiểu luận về Kiến thức âm nhạc tổng hợp, gồm: kiến thức về lý luận âm nhạc, lịch sử âm nhạc, hình thức âm nhạc, hòa âm…Thời gian làm bài 120 phút.

            – Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.

            – Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày tối thiểu 7 phút.

            6.2. Chuyên ngành Phê bình Âm nhạc:

            – Thi viết Tiểu luận phân tích, nhận xét về một hoặc nhiều tác phẩm của một tác giả, hoặc nhiều tác phẩm cùng chủ đề của các tác giả tân nhạc Việt Nam. Thời gian làm bài 120 phút.

            – Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.

– Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày tối thiểu 7 phút.

6.3. Chuyên ngành Âm nhạc Dân tộc học:

– Thi viết Tiểu luận giới thiệu, nhận xét về một loại hình (thể loại) âm nhạc cổ truyền Việt Nam (tùy chọn). Thời gian làm bài 120 phút.

– Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.

– Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano hoặc một nhạc cụ dân tộc (tự chọn) ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày 7 phút.

            6.4. Chuyên ngành Sáng tác Âm nhạc:

– Phổ 1 bài thơ (hoặc trích đoạn thơ) cho trước thành 1 ca khúc, có phần đệm Piano, Organ hoặc Guitare. Thời gian làm bài 120 phút.

– Phát triển chủ đề âm nhạc cho trước thành tiểu phẩm 3 đoạn đơn cho 1 hoặc 2 nhạc khí, có phần đệm Piano. Thời gian làm bài 120 phút.

– Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.

– Biểu diễn 2 tiểu phẩm trên đàn Piano (hoặc một nhạc cụ dân tộc tùy chọn) ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày 7 phút.

6.5. Chuyên ngành Thanh nhạc (Thính phòng – Dân gian):

Biểu diễn 4 tác phẩm với các yêu cầu sau:

– 1 Aria trích trong nhạc kịch Việt Nam hoặc nước ngoài.

– 1 ca khúc cổ điển.

– 1 ca khúc Việt Nam.

– 1 bài dân ca Việt Nam.

6.6. Chuyên ngành Piano: Biểu diễn 4 tác phẩm với các yêu cầu sau:

– 1 bài luyện kỹ thuật.

– 1 tác phẩm phức điệu.

– 1 chương Concerto hoặc Sonate.

– 1 tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài.

6.7. Chuyên ngành Guitare: Biểu diễn 4 tác phẩm với các yêu cầu sau:

– 1 bài luyện kỹ thuật.

– 1 tác phẩm phức điệu.

– 1 tác phẩm nước ngoài.

– Chương I của bản Sonate hoặc bản Sonate một chương.

6.8. Nhóm chuyên ngành nhạc cụ Giao hưởng:

* Đàn Dây (Violon, Viola, Violoncelle, Contrebasse):

Biểu diễn 4 tác phẩm với các yêu cầu sau:

– 1 bài luyện kỹ thuật.

– 1 hoặc hai chương Sonate cổ điển viết cho độc tấu có hoặc không có phần đệm.

– 1 hoặc hai chương tác phẩm hình thức lớn (Concerto).

– 1 tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài.

* Kèn (Flute, Clarinette, Basson, Trompette):

Biểu diễn 4 tác phẩm với các thể loại sau:

– 1 bài luyện gam.

– 1 bài luyện kỹ thuật.

– 1 tiểu phẩm tự chọn.

– 1 chương của bản Sonate hoặc 1 chương của bản Concerto.

6.9. Nhạc cụ truyền thống (Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Đàn Tam thập lục, Sáo trúc):

Biểu diễn 4 tác phẩm với các yêu cầu sau:

– 3 tác phẩm với các phong cách: Bắc, Trung, Nam (Chèo, Huế, Cải lương).

– 1 tác phẩm với qui mô vừa.

6.10. Âm nhạc Di sản:

* Chuyên ngành Nhã nhạc (Các nhạc cụ: Đàn Tam, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Trống chiến, Kèn bóp):

Biểu diễn 4 tác phẩm với các thể loại sau:

– 4 bài Đại nhạc (đối với nhạc cụ Trống chiến, Kèn bóp).

– 4 bài Tiểu nhạc (đối với nhạc cụ Đàn Tam, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc).

* Chuyên ngành Đàn – Ca Huế (Các nhạc cụ: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Ca Huế).

Chọn 1 trong 2 nội dung để dự thi:

Nội dung 1: Dành cho chuyên ngành là nhạc cụ (Đàn Huế)

            + Đàn 3 bài nhạc cổ Huế (với một trong các nhạc cụ sau: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc).

            + Hát 1 bài Ca Huế.

            – Nội dung 2: Dành cho chuyên ngành là Ca (Ca Huế)

            + Hát 3 bài Ca Huế.

            + Đàn 1 bài nhạc cổ Huế (với một trong các nhạc cụ sau: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc).

* Chuyên ngành Đàn – Hát Dân ca Việt Nam:

– Hát 3 bài Dân ca Việt Nam.

– Đàn 1 đến 2 bài Dân ca Việt Nam trên nhạc cụ truyền thống.

6.11. Chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc:

            – Hát 1 đến 2 ca khúc (hoặc bài dân ca).

            – Trình bày 1 bài độc tấu và 1 bài kỹ thuật Piano (Etude hoặc Phức điệu) trên đàn Organ.

            6.12. Các loại hình nhạc nhẹ:

* Hát nhạc nhẹ: Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau:

– 2 ca khúc nhạc nhẹ.                          – 1 bài dân ca Việt Nam.

            * Guitare:  Biểu diễn 4 tác phẩm với các yêu cầu sau:

– 1 bài luyện kỹ thuật.                         – 2 tác phẩm có tiết tấu nhạc nhẹ.

– 1 bài đệm hát.

            * Bộ Gõ: Biểu diễn  4 tác phẩm với các yêu cầu sau:

            – 2 Etude.                                            – 1 Solo tự do.             

– 1 tiểu phẩm có Rhythm nhạc nhẹ.

* Trompette, Saxophone:  Biểu diễn 3 tác phẩm với các thể loại sau:

– 1 bài luyện gam.                                – 1 bài luyện kỹ thuật.            

– 1 tiểu phẩm tự chọn.            

* Piano nhạc nhẹ:  Biểu diễn các tác phẩm với các yêu cầu sau:

– 1 bài luyện kỹ thuật (có thể là tác phẩm cổ điển).

– 1 hoặc 2 tác phẩm tự chọn mang phong cách nhạc mới.

            7. Điều kiện xét trúng tuyển vào Bậc Đại học – Hệ chính quy 4 năm:

            -Không có môn thi nào bị điểm 1;

            – Điểm môn Ngữ văn đạt từ 5.0 điểm trở lên;

            – Điểm ngưỡng môn chuyên ngành (chưa nhân hệ số) đối với các ngành như sau:

                    + Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống: từ 7 điểm trở lên.

                    + Sáng tác, Âm nhạc học: từ 6 điểm trở lên.

                    + Sư phạm âm nhạc: môn Năng khiếu (Đàn + Hát) mỗi phân môn từ 5 điểm trở lên.

            – Nguyên tắc xét tuyển chung: lấy kết quả thi từ cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu, trong đó điểm môn Ngữ văn và môn Chuyên ngành phải đạt điểm ngưỡng trở lên.

            8. Lệ phí tuyển sinh Bậc Đại học – Hệ chính quy 4 năm:

            Theo Thông tư liên Bộ về qui định mức thu lệ phí tuyển sinh, các khoản thu lệ phí của Bậc Đại học – Hệ chính quy 4 năm như sau:

– Xét tuyển môn Ngữ văn

=   35.000đ

– Môn năng khiếu

= 300.000đ

Cộng:

= 335.000đ/ thí sinh/ hồ sơ

 

III. CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KHÁC (Liên thông chính quy, Liên thông VLVH, Vừa làm Vừa học, Văn bằng hai):

▪ Địa điểm nộp hồ sơ dự thi:

Nộp tại Khoa Tại chức – Học viện Âm nhạc Huế, Số 01 Lê Lợi, Thành phố Huế.

* Thí sinh dự tuyển vào các hệ đào tạo Đại học khác (Bằng hai chính quy, Liên thông,Vừa làm Vừa học) mua hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu quy định của Học viện Âm nhạc Huế.

▪ Thời gian và địa điểm thi tuyển:

Thời gian: Tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm, tùy theo số lượng hồ sơ đăng ký dự thi để ấn định ngày thi. Liên hệ với Khoa Tại chức để được hướng dẫn, ĐT: (054) 3838.002.

Địa điểm: Học viện Âm nhạc Huế, Số 01 Lê Lợi, Thành phố Huế.

* Đối với các tỉnh, thành có cơ sở liên kết đào tạo với Học viện Âm nhạc Huế, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại địa phương nơi có cơ sở liên kết đào tạo. Thời gian và địa điểm thi tuyển sẽ có thông báo sau (với điều kiện số thí sinh đăng ký dự thi đủ để mở lớp).

▪ Lệ phí thi: Liên hệ với Khoa Tại chức để được hướng dẫn.          

            1. LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC (Hệ chính quy và VLVH):

1.1. Thời gian đào tạo: – 1,5 năm (đối với Hệ chính quy).

                                     – 2 năm (đối với Hệ VLVH).

1.2. Tuyển ngành: Tất cả các ngành, chuyên ngành của bậc Đại học chính quy 4 năm.

1.3. Độ tuổi: Không giới hạn.

1.4. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng âm nhạc.

1.5. Nội dung thi: Xét tuyển môn Ngữ văn dựa vào điểm tổng kết môn Ngữ văn lớp 12 Trung học phổ thông và thi các môn năng khiếu (tương đương với trình độ Tốt nghiệp Cao đẳng âm nhạc hệ chính quy).

– Cao đẳng lên Đại học Chuyên ngành âm nhạc:

+ Ngành Âm nhạc học, Sáng tác: Ghi âm; Xướng âm; Hòa âm; Viết luận phân tích đối với ngành Âm nhạc học; Phổ thơ và Phát triển chủ đề đối với ngành Sáng tác.

+ Ngành Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống: Ghi âm, Xướng âm và Chuyên ngành.

– Cao đẳng lên Đại học ngành Sư phạm âm nhạc: Ghi âm, Xướng âm, Đàn Organ và Hát.

2. LIÊN THÔNG TỪ TRUNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC (Hệ VLVH):

2.1. Thời gian đào tạo: 2,5 năm.

2.2. Tuyển ngành: Tất cả các ngành, chuyên ngành của bậc Đại học chính quy 4 năm.

2.3. Độ tuổi: Không giới hạn.

2.4. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc.

            2.5. Nội dung thi: Xét tuyển môn Ngữ văn dựa vào điểm tổng kết môn Ngữ văn lớp 12 Trung học phổ thông và thi các môn năng khiếu cùng nội dung và trình độ tương đương với các ngành Đại học âm nhạc hệ chính quy 4 năm.

            – Đại học Chuyên ngành âm nhạc:

+ Ngành Âm nhạc học, Sáng tác: Ghi âm; Xướng âm; Hòa âm; Viết luận phân tích đối với ngành Âm nhạc học; Phổ thơ và Phát triển chủ đề đối với ngành Sáng tác.

+ Ngành Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống: Ghi âm, Xướng âm và Chuyên ngành.

            – Đại học Sư phạm âm nhạc: Ghi âm, Xướng âm, Đàn Organ và Hát.

3. VỪA LÀM VỪA HỌC:

3.1. Thời gian đào tạo: 4,5 năm.

3.2. Tuyển ngành: Tất cả các ngành, chuyên ngành của bậc Đại học chính quy 4 năm.

3.3. Độ tuổi: Không giới hạn.

3.4. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương.

            3.5. Nội dung thi: Xét tuyển môn Ngữ văn dựa vào điểm tổng kết môn Ngữ văn lớp 12 Trung học phổ thông và thi các môn năng khiếu cùng nội dung và trình độ tương đương với các ngành Đại học âm nhạc hệ chính quy 4 năm.

            – Đại học Chuyên ngành âm nhạc:

+ Ngành Âm nhạc học, Sáng tác: Ghi âm; Xướng âm; Hòa âm; Viết luận phân tích đối với ngành Âm nhạc học; Phổ thơ và Phát triển chủ đề đối với ngành Sáng tác.

+ Ngành Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống: Ghi âm, Xướng âm và Chuyên ngành.

            – Đại học Sư phạm âm nhạc: Ghi âm, Xướng âm, Đàn Organ và Hát.

4. VĂN BẰNG HAI – HỆ CHÍNH QUY:

            4.1. Thời gian đào tạo: 2 năm.

            4.2. Tuyển ngành: Tất cả các ngành, chuyên ngành của bậc Đại học chính quy 4 năm.

            4.3. Độ tuổi: Không giới hạn.

            4.4. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học âm nhạc.

            4.5. Nội dung thi:

            – Không thi môn Ngữ văn, chỉ thi các môn năng khiếu.

            – Các môn năng khiếu thi cùng nội dung, trình độ tương đương với bậc Đại học âm nhạc chuyên ngành và Đại học Sư phạm hệ chính quy 4 năm.

IV. BẬC TRUNG CẤP – HỆ 4 NĂM VÀ 6, 7, 9 NĂM:

Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ dự thi:

Thời gian: Từ ngày 08/4 đến 20/7/2015

– Địa điểm: Nộp tại Phòng Đào tạo – Học viện Âm nhạc Huế – Số 01 Lê Lợi, TP. Huế, Điện thoại: (054) 3898 490 (nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).

▪ Thời gian và địa điểm thi tuyển:

– Thời gian: Ngày 09/8/2015.

– Địa điểm: Học viện Âm nhạc Huế, Số 01 Lê Lợi, Thành phố Huế.

* Lưu ý:

Thí sinh có thể thi tuyển tại các Tỉnh, Thành phố khác, liên hệ với các Nhạc sĩ, Giảng viên có tên dưới đây để biết thông tin chi tiết:

TT

Tỉnh, Thành phố

Họ tên Nhạc sĩ, Giảng viên

Số điện thoại

Ghi chú

1

Quảng Bình

Quách Sĩ Dũng

0912 098 729

 

2

Quảng Trị

Nguyễn Xuân Vũ

0935 277 267

 

3

Quảng Nam

Phạm Văn Bồn

0989 688 638

 

4

Quảng Ngãi

Trần Như Tuấn

0919 415 877

 

5

Bình Định

Lê Khắc Hùng

0914 012 296

 

6

Phú Yên

Trần Thị Hồng Vân

0903 536 039

 

7

Khánh Hòa

Tăng Long Phước

0165 673 7346

 

8

Ninh Thuận

Phan Ngọc Hồng

0920 061 318

 

9

Kon Tum

Đặng Kim Hưng

0905 273 674

 

10

Gia Lai

Huỳnh Ngọc Tường

0932 408 779, 0903 572 858

 

11

Đăk Lăk

Trương Hữu An

0982 019 468

 

12

Đăk Nông

Nguyễn Minh Quang

0914 018 685

 

 ▪ Thủ tục hồ sơ đăng ký dự thi, xét tuyển thẳng:

Hồ sơ thí sinh cần nộp:

– Hồ sơ theo mẫu của Học viện Âm nhạc Huế (mẫu hồ sơ ĐKDT đăng tải ở trang Web của Học viện Âm nhạc Huế https://www.hocvienamnhachue.vn)

– 02 ảnh cỡ 3×4 (mặt sau của ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh).

– Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

            – 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Xét tuyển thẳng vào Bậc Trung cấp – Hệ 4 năm:

– Học viện Âm nhạc Huế chỉ xét tuyển thẳng vào bậc Trung cấp – Hệ 4 năm trong trường hợp thí sinh đạt giải (cá nhân) trong các kỳ thi ca nhạc từ cấp quận, huyện trở lên (có Bằng chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận) và thời gian đạt giải không quá 4 năm tính đến thời điểm dự tuyển.

– Thí sinh xét tuyển thẳng nộp hồ sơ như thí sinh dự thi, kèm thêm bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận hoặc bằng khen liên quan đến ngành xét tuyển.

            * Lưu ý:

            – Thí sinh cần ghi rõ môn thi, bậc thi, mã ngành, khu vực, đối tượng, địa chỉ liên hệ, điện thoại,… vào hồ sơ đăng ký dự thi (phiếu số 1, phíếu số 2).

▪ Lệ phí tuyển sinh Bậc Trung cấp – Hệ 4 năm và 6, 7, 9 năm:

                                             200.000đ/ thí sinh/ hồ sơ

1. BẬC TRUNG CẤP – HỆ 4 NĂM:

1.1. Tuyển các ngành, chuyên ngành:

            – Lý thuyết âm nhạc, Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy hợp xướng.

            – Thanh nhạc.

            – Nhạc cụ phương Tây: Piano, Guitare, Organ, Violon, Viola, Violoncelle, Contrebasse, Flute, Clarinette, Basson, Trompette.

            – Nhạc cụ truyền thống: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Đàn Tam thập lục, Sáo trúc, Gõ dân tộc; Các nhạc cụ Nhã nhạc; Đàn – Ca Huế; Hát Dân ca Việt Nam.

            1.2. Độ tuổi: Từ 15 đến 25 tuổi.

            1.3. Trình độ chuyên môn:Có năng khiếu âm nhạc.

            1.4. Trình độ văn hóa:Tốt nghiệp từ Trung học cơ sở trở lên.

            1.5. Nội dung thi:

▪ MÔN THI CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH:

Thi Xướng âm ở trình độ cơ bản.

▪ THI CHUYÊN NGÀNH:

            1.5.1. Chuyên ngành Lý thuyết âm nhạc:

            – Vấn đáp kiến thức Nhạc lý cơ bản. Thời gian không quá 7 phút (không tính 05 phút thời gian bốc thăm và chuẩn bị bài thi).

            1.5.2. Chuyên ngành Sáng tác âm nhạc:

            – Phổ 1 bài thơ (hoặc trích đoạn thơ) cho sẵn thành 1 bài hát. Thời gian làm bài 90 phút.

            1.5.3. Chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng:

            – Chỉ huy 1 tiểu phẩm viết cho đàn Piano ở hình thức 3 đoạn đơn.

            – Biểu diễn từ 1 đến 2 bài tự chọn trên đàn Piano.

            1.5.4. Chuyên ngành Thanh nhạc:

            – Hát 2 bài hát tự chọn trong đó có thể có một bài hát nước ngoài.

            1.5.5. Chuyên ngành Piano:

– Trình bày một bài phức điệu; một bài luyện kỹ thuật; một tiểu phẩm; một bài thể loại lớn (một chương Sonate hoặc Biến tấu).

1.5.6. Nhóm chuyên ngành Guitare, Organ:

– Kiểm tra bàn tay, độ nhạy của ngón tay.

* Nếu thí sinh biết sử dụng nhạc cụ, có thể trình bày 01 đến 02 bài tự chọn và được ưu tiên trong xét tuyển.

1.5.7. Nhóm chuyên ngành nhạc cụ Giao hưởng (gồm các nhạc cụ: Violon, Viola, Violoncelle, Contrebasse, Flute,Clarinette,  Basson, Trompette):

– Kiểm tra năng khiếu, khả năng có thể theo học các chuyên ngành (kiểm tra bàn tay, ngón tay, môi, răng… phù hợp với yêu cầu của chuyên ngành dự tuyển).

* Nếu thí sinh biết sử dụng nhạc cụ, có thể trình bày 01 đến 02 bài tự chọn và được ưu tiên trong xét tuyển.

1.5.8. Nhóm chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống và Âm nhạc Di sản (gồm các nhạc cụ: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Đàn Tam thập lục, Sáo trúc, Gõ dân tộc; Các nhạc cụ Nhã nhạc; Đàn – Ca Huế; Hát Dân ca Việt Nam):

– Kiểm tra năng khiếu, khả năng có thể theo học các chuyên ngành; kiểm tra bàn tay, ngón tay, môi, răng… phù hợp với yêu cầu của chuyên ngành dự tuyển.

* Các thí sinh biết diễn tấu một bài nhạc hoặc một bài hát theo phong cách cổ truyền và một bài tự chọn, được ưu tiên trong xét tuyển.

2. BẬC TRUNG CẤP – HỆ 6, 7, 9 NĂM:

2.1. Trung cấp hệ 6 năm:

2.1.1. Tuyển các chuyên ngành nhạc cụ truyền thống: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Đàn Tam thập lục, Sáo trúc.

2.1.2. Độ tuổi: Từ 12 đến 14 tuổi.

2.1.3. Trình độ chuyên môn: Có năng khiếu âm nhạc.

2.1.4. Trình độ văn hóa:Học Văn hóa hết lớp 6/12 trở lên.

2.1.5. Nội dung thi:

– Thi Xướng âm ở trình độ cơ bản.

– Kiểm tra năng khiếu, khả năng có thể theo học các chuyên ngành (kiểm tra bàn tay, ngón tay, môi, răng… phù hợp với yêu cầu của chuyên ngành dự tuyển).

* Nếu thí sinh biết sử dụng nhạc cụ, có thể trình bày 01 đến 02 bài tự chọn và được ưu tiên trong xét tuyển.

2.2. Trung cấp hệ 7 năm:

2.2.1. Tuyển các chuyên ngành:

– Đàn Dây: Viola, Violoncelle, Contrebasse.

– Kèn: Flute, Clarinette, Trompette.

– Đàn Phím: Organ, Guitare.

2.2.2. Độ tuổi: Từ 11 đến 14 tuổi.

2.2.3. Trình độ chuyên môn: Có năng khiếu âm nhạc.

2.2.4. Trình độ văn hóa:Học Văn hóa hết lớp 5/12 trở lên.

2.2.5. Nội dung thi:

– Thi Xướng âm ở trình độ cơ bản.

– Kiểm tra năng khiếu, khả năng có thể theo học các chuyên ngành (kiểm tra bàn tay, ngón tay, môi, răng… phù hợp với yêu cầu của chuyên ngành dự tuyển

* Nếu thí sinh biết sử dụng nhạc cụ, có thể trình bày 01 đến 02 bài tự chọn và được ưu tiên trong xét tuyển.

2.3. Trung cấp hệ 9 năm:

2.3.1. Tuyển các chuyên ngành:Piano, Violon.

2.3.2. Độ tuổi: Từ 9 đến 12 tuổi.

2.3.3. Trình độ chuyên môn: Có năng khiếu âm nhạc.

2.3.4. Trình độ văn hóa:Học Văn hóa hết lớp 3/12 trở lên.

2.3.5. Nội dung thi:

– Thi Xướng âm ở trình độ cơ bản.

– Kiểm tra năng khiếu chuyên ngành dự thi, khả năng có thể theo học các chuyên ngành (kiểm tra bàn tay, ngón tay… phù hợp với yêu cầu của chuyên ngành dự tuyển).

* Nếu thí sinh biết sử dụng nhạc cụ, có thể trình bày 01 đến 02 bài tự chọn và được ưu tiên trong xét tuyển.

2.4. Chính sách hỗ trợ học tập và sinh hoạt:

– Đối với các thí sinh chưa học hết chương trình THPT, nhà trường sẽ bố trí cho các em học văn hóa cấp III hệ bổ túc trong Học viện (đối với Hệ 4 năm), hoặc học văn hóa cấp I, II ở các trường phổ thông trong thành phố (đối với Hệ 6, 7, 9 năm).

– Thí sinh trúng tuyển được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

** LƯU Ý KHI ĐẾN DỰ THI: Thí sinh cần mang theo

            1. Giấy tờ tùy thân:

            – Thí sinh dự thi Đại học: Mang theo Giấy báo dự thi, Chứng minh nhân dân, Giấy Chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, TCCN hoặc Bằng tốt nghiệp đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2015.

            – Thí sinh dự thi Trung cấp: Mang theo Giấy báo thi, Chứng minh nhân dân (đối với thí sinh dự thi Trung cấp – Hệ 4 năm)

            2. Dụng cụ thi:

            – Thí sinh mang theo nhạc cụ dự thi chuyên ngành.

            – Riêng đàn Piano, Organ, giấy thi, giấy nháp… sẽ được Học viện bố trí và cấp phát.

 

 

 

* Do đặc thù của ngành, thí sinh không được mang vào phòng thi và sử dụng các thiết bị ghi âm và ghi hình.  

* Mọi chi tiết xin liên hệ: HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ, SỐ 01 LÊ LỢI – TP. HUẾ

  • Phòng Đào tạo: (054) 3898.490
  • Khoa Tại chức: (054) 3838.002
  • Website: www.hocvienamnhachue.vn

Nơi nhận:                                                                           CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

  – VụĐào tạo – Bộ VHTT DL (để báo cáo);                                               GIÁM ĐỐC

-Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GDĐT (để báo cáo);

– Các Sở VHTTDL , Phòng VHTTDL;

– Các Trường CĐ, TC Văn hóa Nghệ thuật;                                                    (đã ký)

– Website của Học viện Âm nhạc Huế;

– Lưu: VT, ĐT.                                                                                                TS. Nguyễn Việt Đức

 

 

 

 

 

 

 

Phiếu đăng ký dụ thì tải về bằng file đính kèm ở bên dưới

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀO HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2015

 

* PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀO HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ TUYỂN SINH TRUNG CẤP NĂM 2015