Ngành âm nhạc không còn là một ngành học xa lạ đối với các bạn có niềm đam mê, yêu thích âm nhạc. Vậy ngành âm nhạc thi khối nào, trường nào có các ngành liên quan đến âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp ngành âm nhạc ra trường làm gì? Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tim ra đáp án thuyết phục nhất nhé!
Mục lục:
Ngành âm nhạc thi khối nào?
Nếu bạn đang có ý định thi ngành âm nhạc thì khối N sẽ là khối mà bạn cần quan tâm và học tập. Khối N hay khối N00 bao gồm ba môn thi là Văn và hai môn năng khiếu. Đối với môn văn, các thí sinh thi khối N sẽ thi theo đề chung của Bộ với thời gian 180 phút.
Các môn năng khiếu khác thí sinh sẽ thi theo đề riêng. Đặc biệt, các môn năng khiếu này sẽ được nhân đôi hệ số điểm. Thông thường sẽ có hai nội dung thi chính là: thi Kiến thức Âm nhạc tổng hợp – Xướng âm và thi môn Thanh nhạc và Nhạc cụ:
Thi kiến thức âm nhạc tổng hợp – Xướng âm:
- Thi hát: Ngành âm nhạc thi khối nào thì chắc chắn phải thi giọng hát. Thí sinh sẽ chọn một bài phù hợp với giọng hát của bản thân, có thể là dân ca, ca khúc; không bao gồm hát chèo, hát bội hay hát cải lương,…
- Xướng âm: Thí sinh cần đọc đúng cao độ, đúng trường độ, đúng nốt nhạc trong câu nhạc được cho sẵn.
- Thí sinh sẽ nhái theo tiếng đàn (phím điện tử hoặc đàn piano) của ban giám khảo.
- Thí sinh sẽ vỗ theo tiết tấu của ban giám khảo.
Thi Thanh nhạc và Nhạc cụ
- Môn hát, đàn: Phần này thí sinh sẽ được lựa chọn một trong 2 phần thi là thi hát hoặc thi đàn – hát. Thi hát, thí sinh hát 2 bài tự chọn, phần thi đệm đàn do giảng viên của trường tuyển sinh phụ trách. Đối với phần thi còn lại, thí sinh trình bày 1 bài hát tự chọn (có đệm đàn piano do giảng viên trường phụ trách hoặc thí sinh có thể vừa hát vừa đệm đàn). Sau đó thí sinh sẽ đàn 1 bài tự chọn cùng với một trong các nhạc cụ như: piano, guitar, keyboard hoặc nhạc cụ dân tộc,…
- Môn thanh nhạc: Phần này thí sinh tham dự thi sẽ hát hai bài tự chọn, hai bài này có tính chất âm nhạc khác nhau với phong cách nhạc nhẹ.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến điều kiện thi khối này để có sự chuẩn bị tốt nhất, ví dụ:
- Đối với hệ THPT, thí sinh dự thi cần chọn 4 môn thi, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn và Ngoại Ngữ. Môn thi còn lại thí sinh sẽ được chọn một trong số 2 bài thi: bài thi tổ hợp Vật lý, Sinh học, Hoá học hoặc bài thi tổ hợp 3 môn Lịch sử, Địa lý và GDCD.
- Đối với hệ Giáo dục thường xuyên, thí sinh phải dự thi 3 môn, gồm hai môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn, môn thi tự chọn còn lại do thí sinh chọn 1 là bài thi tổ hợp Vật lý, Sinh học, Hoá học hoặc là bài thi tổ hợp 3 môn Lịch sử, Địa lý và GDCD.
- Đối với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT, các thí sinh khi tham gia dự thi chỉ cần đăng ký những môn mà ngành học yêu cầu xét tuyển và làm đúng các thủ tục dự thi là được.
Các trường có ngành âm nhạc
Hiện nay ở cả 3 miền trên đều có trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành âm nhạc để sinh viên có thể theo học. Dưới đây là một vài thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được:
Xem thêm bài viết khác:
- Các ký hiệu trong âm nhạc
- Chương trình hòa nhạc đặc biệt tại học viện Âm nhạc Huế 18 – 01 – 2012
- Học viện Âm nhạc Huế dành huy chương vàng Liên hoan hợp xướng quốc tế tại Hội An 12-05-2015
Các trường Đại học, Cao đẳng ở khu vực miền Bắc:
- Trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương Hà Nội:
- Trường Đại học văn hóa nghệ thuật Quân đội.
- Trường Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.
- Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.
- Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.
Các trường Đại học, Cao đẳng ở khu vực miền Trung:
- Trường Học viện âm nhạc Huế.
Các trường Đại học, Cao đẳng ở khu vực miền Nam:
- Trường Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.
- Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Học ngành âm nhạc ra trường làm gì?
Khi đã biết ngành âm nhạc thi khối nào bạn hãy nổ lực hết mình cho kỳ thi quan trọng. Sau khi theo học ngành âm nhạc và tốt nghiệp ra trường, cơ hội việc làm cũng khá đa dạng. Thậm chí ngay trong thời gian học bạn cũng có thể đi làm được rồi. Nếu còn đang băn khoăn về việc làm sau khi ra trường thì bạn hãy theo dõi các thông tin dưới đây:
- Người làm nhạc: bao gồm các công việc liên quan như nhạc sĩ, nhà soạn nhạc,…
- Người biểu diễn: bao gồm các công việc có liên quan đến chuyên ngành biểu diễn như: ca sĩ, nhạc công, người chỉ huy dàn nhạc, người hỗ trợ ca sĩ,…
- Người xây dựng, tổ chức chương trình ca nhạc: công việc này chính của chuyên ngành này là nhà quảng cáo, nhà tài trợ, kỹ thuật viên âm nhạc,…
- Nhà kinh doanh âm nhạc: chắc chắn học ngành âm nhạc ra trường sẽ không thể thiếu các vị trí nhà sản xuất, phòng thu âm, các kỹ sư, các hãng thu âm, các nhà cung cấp bán lẻ,…
- Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể làm việc trong cơ quan nhà nước như: đài truyền hình, các cơ quan xuất bản âm nhạc,…
Từ đó có thể thấy cơ hội việc làm sau khi học ngành âm nhạc là rất lớn và đa dạng, bạn chỉ cần được đào tạo bài bản và nỗ lực thì không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm.
Ngành âm nhạc thi khối nào, cơ hội việc làm khi học ngành âm nhạc,… đều đã được chúng tôi tổng hợp đầy đủ ở trên. Bạn có thể tham khảo nhé. Hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình một chuyên ngành có liên quan trong lĩnh vực âm nhạc để theo học. Dựa trên điều đó bạn có thể thực hiện được đam mê của mình nhé.