CHƯƠNG TRÌNH HÒA NHẠC ĐẶC BIỆT TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ –
18-01-2012
Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa Học viện Âm nhạc Huế với GS Markus Stocker (Cello) – Australia, GS.TS. NSƯT Ngô Văn Thành (Violon) -Việt Nam và GS.TS.NGND Trần Thu Hà (Piano)-Việt Nam, tối 19-11-2010 tại Phòng Hòa nhạc của Học viện Âm nhạc Huế một chương trình hòa tấu âm nhạc cổ điển hiếm hoi, đặc biệt của các Giáo sư Việt Nam và Australia
Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa Học viện Âm nhạc Huế với GS Markus Stocker (Cello) – Australia, GS.TS. NSƯT Ngô Văn Thành (Violon) -Việt Nam và GS.TS.NGND Trần Thu Hà (Piano)-Việt Nam, tối 19-11-2010 tại Phòng Hòa nhạc của Học viện Âm nhạc Huế một chương trình hòa tấu âm nhạc cổ điển hiếm hoi, đặc biệt của các Giáo sư Việt Nam và Australia đã được tổ chức đem đến cho các giảng viên, sinh viên và công chúng yêu âm nhạc cổ điển Huế một buổi hòa tấu âm nhạc cổ điển tuyệt vời.
GS Markus Stocker học Cello, viola da gamba và chỉ huy của những nghệ sĩ vĩ đại nhất thế giới cùng thời với ông như August Wenzinger, Nadia Boulanger và Fritz Magg. Những chương trình biểu diễn đầu tiên của ông tại London, Berlin, Viena và New York đã đem đến sự nghiệp biểu diễn bận rộn cho ông tới châu Âu, Nga, Israel, Bắc Mỹ, Nam Phi. Ông cũng thường xuyên được mời biểu diễn tại các liên hoan âm nhạc như Salzburg, Lucerne, Marboro và Lockenhaus với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của thế giới. Các buổi biểu diễn của ông thu hút được công chúng yêu âm nhạc trên khắp thế giới. Thời báo New York đã gọi ông là ” Nhà quý tộc trong số các nghệ sĩ cello trong thế hệ của ông”, tờ Điện báo hàng ngày mô tả ông như là : “Một nghệ sĩ cello tầm cỡ với kỹ thuật thể hiện ngôn ngữ âm nhạc một cách sâu lắng và đặc biệt truyền cảm”. Ông là nghệ sỹ Cello kỳ cựu của Australia là nghệ sỹ phương Tây đầu tiên tới Hà Nội sau chiến tranh vào năm 1978. Ông là một trong những chỉ huy nổi tiếng nhất của âm nhạc cổ điển đương thời. Hiện ông là Giáo sư của Nhạc viện Queensland, ông đã biểu diễn và giảng dạy tại các thành phố lớn ở tất cả các bang của Australia.
GS.TS.NSUT Ngô Văn Thành hiện là Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ông tốt nghiệp violon tại Nhạc viện Traicopski năm 1979, tốt nghiệp nghiên cứu sinh biểu diễn Violon năm 1982. Năm 1974 ông được tặng bằng khen tại vòng 2 cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Traicopski. Đến thời điểm hiện nay chưa có thí sinh Việt Nam nào đạt tới thành tích này. Ông là Giáo sư đầu ngành violon của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, là nghệ sĩ độc tấu thính phòng, là thành viên của nhóm Ngũ tấu Hà Nội. Ông thường xuyên biểu diễn với Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội và Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt nam, Dàn nhạc cộng đồng thính phòng châu Âu biểu diễn ở Pháp, Phần Lan, Nga, Hungary, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.
GS.TS.NGND Trần Thu Hà tốt nghiệp nhạc viện Kiev – Ukraina, lấy bằng tiến sĩ tại Nhạc viện Traikopski- Moscow. GS.TS.NGND Trần Thu Hà nguyên là Giám đốc và Giáo sư đầu ngành Piano của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, là nghệ sĩ độc tấu, hòa tấu thính phòng, là thành viên nhóm Ngũ tấu Hà Nội đã từng biểu diễn nhiều nơi trong nước và quốc tế với Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, Dàn nhac cộng đồng châu Âu với tư cách là nghệ sĩ độc tấu. GS.TS.NGND Trần Thu Hà đã tham gia giảng dạy đào tạo từ sơ cấp đến Tiến sĩ âm nhạc nhiều thế hệ nghệ sĩ tại Nhạc viện Hà nội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều người đã trở thành những nghệ sĩ nổi tiếng, đoạt nhiều giải thưởng dương cầm quốc tế. Bà đã hướng dẫn thành công nhiều người bảo vệ thành công Tiến sĩ âm nhạc, hiện nay bà đang hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh và nhiều học viên cao học. Bà được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam.
Chương trình biểu diễn của 3 Giáo sư bao gồm hai phần:
Phần I:
J.Haydn: Trio No.39 in G Major
J.S.Bach: Suite No.2 cho violoncelleo solo
Phần II:
Huy Du: Trio Kể chuyện Sông Hồng
C.M.Vou Weber: Trio Op.63
Với tài nghệ đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật Cello, Violon và Piano, các Giáo sư nghệ sĩ Việt Nam và Australia đã trình diễn một chương trình hòa tấu âm nhạc cổ điển thính phòng đỉnh cao cho giảng viên, sinh viên Học viện Âm nhạc Huế, những người yêu âm nhạc cổ điển thành phố Huế trong không khí rộn ràng của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
Chúc cho quan hệ đối ngoại quốc tế của Học viện Âm nhạc Huế thu được nhiều kết quả, tạo động lực thúc đẩy trong công tác đào tạo của Học viện xứng đáng với vị thế của một Học viện Âm nhạc Huế ở miền Trung – Tây Nguyên.
Tiến sĩ Trương Ngọc Thắng